Tin tức

Công ty cổ phần Giải pháp Fast Capital

TIN TỨC

Cơ chế mua bán điện trực tiếp

03/07/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/07/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 03/07/2024.

Nghị định này quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức:

1. Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:

– Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

– Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;

– Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

Triển khai nhanh chóng Nghị định 80 về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ tạo thêm các “người mua” trong thị trường điện cạnh tranh, thay vì chỉ có EVN, các tổng công ty phân phối điện thuộc EVN hiện nay, đưa thị trường tiến gần tới cấp độ “bán buôn” và “bán lẻ” cạnh tranh. Mặt khác, DPPA sẽ tạo cơ hội cho đầu tư phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo và tạo cơ hội để các doanh nghiệp sớm có được chứng chỉ năng lượng tái tạo, chứng chỉ giảm phát thải carbon để tăng sức cạnh tranh hàng hóa khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và các Thông tư hướng dẫn hiệu lực từ tháng 07/2024
01/07/2024

Ngày 18/01/2024, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (Luật Các TCTD 2024) và Luật này chính thức bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2024 với nhiều điểm mới, nổi bật đáng chú ý. Xem chi tiết tại link sau:

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV591630&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=56042678923682466#%40%3F_afrLoop%3D56042678923682466%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV591630%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dda9cs4oak_88

Ngày 28/06/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành một loạt Thông tư hướng dẫn Luật Các TCTD năm 2024. Hai thông tư ảnh hưởng đến việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp và việc cấp tín dụng của TCTD bao gồm:

1. Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư 11/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ 12/08/2024.

Thông tư 11/2024/TT-NHNN yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp và người có liên quan của doanh nghiệp đó phát hành) được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

2. Thông tư 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này có hiệu lực thực hiện từ 01/07/2024. 

Thông tư 12/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp;

Có khả năng tài chính để trả nợ;

Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản vay cho vay có mức giá trị nhỏ. Khoản vay có giá trị nhỏ được quy định tại Thông tư nay là khoản cho vay theo quy định tại khoản 2, Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng và không vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam.

Fast Capital tư vấn thành công cho Nexif Ratch Energy mua nhà máy thủy điện Minh Lương tại Việt Nam 
02/01/2024

Công ty cổ phần giải pháp Fast Capital đã tư vấn và hỗ trợ Công ty Đầu tư Năng lượng Nexif Ratch (Nexif Ratch Enegy) mua thành công nhà máy thủy điện Minh Lương công suất 30MW tại tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

Việc mua lại nhà máy thủy điện Minh Lương đã góp phần tăng trưởng danh mục tài sản năng lượng tái tạo của Nexif Ratch Energy và mở rộng danh mục tài sản dòng tiền cho Nhà đầu tư tại Việt Nam.

Fast Capital đóng vai trò là đơn vị tư vấn tài chính cho Nexif Ratch Energy trong giao dịch hỗ trợ Nhà đầu tư từ giai đoạn tìm kiếm cơ hội đầu tư cho tới giai đoạn thẩm định và hoàn tất giao dịch sử dụng phương pháp thực thi giao dịch nhanh giúp Nexif Ratch Energy hoàn tất giao dịch trong thời gian 5 tháng. 

Thêm cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp. Thông tư 10/2023/TT-NHNN tạm dừng một số điều của Thông tư 06/2023/TT-NHNN

23/08/2023

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam còn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, ngày 23 tháng 8 năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN tạm dừng thực hiện một số điều khoản về các mục đích không được vay vốn nêu trong Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Việt Nam tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Thông tư số 10/2023/TT-NHNN có hiệu lực áp dụng từ ngày 1 tháng 9 năm 2023.   

Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

30/06/2023

Ngày 30/6/2023 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

28/06/2023

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

Bãi bỏ khoản 5 Điều 7 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Điều khoản thi hành

Ngân hàng Nhà nước đã giao room tín dụng cho một số ngân hàng thương mại

07/09/2022

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với tổ chức tín dụng có đề nghị và gửi thông báo cho các ngân hàng thương mại này. Theo đó, mức tăng cụ thể tại các ngân hàng gồm: Sacombank 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; SHB 3,2%; OCB 3,2%; VIB 3%; Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2%.

Để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4%, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng theo định hướng mức tăng chung toàn hệ thống là khoảng 14% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Moody’s nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam

06/09/2022

Ngày 6/9, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định.

Việc Moody’s nâng hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức Ba2 phản ánh đánh giá của tổ chức này về sức mạnh kinh tế ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài được ghi nhận là tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng tín nhiệm thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện. 

Moody’s đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa xuất khẩu và khả năng tiếp tục thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo. 

Kết quả nâng hạng cũng phản ánh nền tảng tài khóa vững chắc được hỗ trợ bởi chi phí vay được kiểm soát ở mức hợp lý, điều hành chính sách tài khóa cẩn trọng và thanh khoản của danh mục nợ Chính phủ được cải thiện. Điều này cũng phản ánh xu hướng Chính phủ chuyển đổi dần từ vay ưu đãi nước ngoài sang huy động vốn vay trên thị trường trong nước với chi phí thấp và kỳ hạn dài hơn.

Tăng trưởng tín dụng đã đạt 7,75%, gấp đôi so với cùng kỳ

27/05/2022

Số liệu được Phó Thống đốc Đào Minh Tú công bố tại “Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%” cho biết, tính đến 20/5, tốc độ tăng trưởng tín dụng đến 20/5 đạt 7,66% và đến 27/5 có thể ở mức 7,75% so với cuối năm 2021, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 

Các ngân hàng thương mại xin nới “room” tín dụng để triển khai hỗ trợ lãi suất 2%.

S&P nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

27/05/2022

Việt Nam là một trong hai nước ở châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức xếp hạng S&P nâng bậc tín nhiệm từ đầu năm đến nay.

Ngày 26/5, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”.

Việc nâng hạng này tín nhiệm sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn và dễ dàng hơn.

 

G7 thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hợp tác năng lượng

23/05/2022

Tại cuộc họp tháng 3/2022, theo đề xuất của Anh, các thành viên Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã thống nhất đưa Việt Nam vào danh sách các nước G7 ưu tiên hợp tác năng lượng.

Quảng Trị: Khởi sắc từ những dự án điện gió

17/05/ 2022

Chỉ trong thời gian ngắn, vùng miền núi phía Tây Quảng Trị trở thành “thủ phủ” điện gió của khu vực Bắc miền Trung với hàng loạt dự án đã và đang đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh đề xuất bổ sung 6 dự án điện gió vào quy hoạch

16/05/2022

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa đề nghị Bộ Công thương xem xét bổ sung các dự án năng lượng tái tạo tiềm năng trên địa bàn vào Quy hoạch điện VIII.

Điện gió ngoài khơi vùng biển nào hấp dẫn các nhà đầu tư nhất?

16/05/2022

Với hơn 3.000 km đường bờ biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên gió ngoài khơi dồi dào và là thị trường mới nổi về gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), điện gió ngoài khơi có tiềm năng cung cấp 12% điện năng của Việt Nam vào năm 2035.

Năng lượng tái tạo giúp Gia Lai thu ngân sách vượt chỉ tiêu

14/05/2022

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, sẽ tiếp tục khuyến khích đầu tư năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Sẵn sàng hợp tác với Đan Mạch trong phát triển năng lượng điện gió

05/05/2022

Chiều ngày 5/5, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tiếp và làm việc đoàn công tác của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam do ông Mikke Lyndrup, Quyền Phó Đại sứ làm trưởng đoàn. Tại đây, hai bên bàn về sự hợp tác về phát triển điện gió ngoài khơi dựa trên sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết tại COP26 của Việt Nam.

Huyện miền núi đầu tiên Quảng Nam xin triển khai dự án điện gió công suất 500MW

05/05/2022

Một huyện miền núi ở tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình xin triển khai dự án điện gió với quy mô công suất khoảng 500MW, tương đương đầu tư 100 turbin.

Doanh nghiệp Na Uy đón đầu điện gió ngoài khơi của Việt Nam

05/05/2022

Ngày 5.5, Equinor, công ty năng lượng lớn nhất Na Uy chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội. Mục tiêu của doanh nghiệp này để đón đầu ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An: Ưu tiên dự án điện gió ngoài khơi

27/04/2022

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) xác định năng lượng là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn nhiệm kỳ này. Cùng với du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, điện gió ngoài khơi được tỉnh ưu tiên mời gọi đầu tư.

Quy hoạch điện VIII: Cơ chế mới sẽ thúc đẩy đột phá ngành năng lượng Việt Nam

25/04/2022

Thời gian qua, nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển năng lượng tái tạo đã tạo nên một làn sóng đầu tư và phát triển năng lượng ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á về năng lượng sạch

Khởi công xây dựng điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1

29/03/2021

Ngày 22/3, Công ty T&T Energy (Công ty Cổ phần điện gió Phước Hữu Duyên Hải 1 ) thuộc tập đoàn T&T đã khởi công xây dựng điện gió Phước Hữu – Duyên Hải 1.

TKV ký kết hợp đồng tín dụng hợp vốn với Ngân hàng Keb Hana

30/09/2020

Chiều ngày 30/9/2020, tại trụ sở Văn phòng Tập đoàn 226 Lê Duẩn – Hà Nội, TKV ký kết hợp đồng tín dụng hợp vốn trị giá 1.150 tỷ đồng với Ngân hàng Keb Hana – Chi nhánh Hà Nội.

Nexif Energy sở hữu cụm dự án thủy điện Sông Giang

25/12/2019

Công ty Nexif Energy vừa thông báo hoàn tất giao dịch mua lại cổ phần của các cổ đông Công ty Cổ phần Khai thác thủy điện Sông Giang theo đó Nexif Energy đã mua tới 94% cổ phần.

Back to top